Hội nghị tập huấn TĐT Nông thôn, nông nghiệp năm 2025 cho báo cáo viên, giám sát viên cấp huyện
- 09/06/2025 09:53
Sáng ngày 09 tháng 6 năm 2025, Tại Hội trường Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụTổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Tham dự Hội nghị có ông Hồ Ngọc Quang, Phó trưởng ban thường trực, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Đắk Nông, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (chủ trì) và hơn 50 đại biểu là giám sát viên, báo cáo viên cấp huyện đến tham dự hội nghị đầy đủ.
Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành Thống kê tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2025
- 29/05/2025 08:33
Sáng ngày 29/5/2025 tại Hội trường Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Nông đã diễn ra "Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành Thống kê tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2025".Tham gia Hội nghị có Đồng chí Hồ Ngọc Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, chủ trì Hội nghị; các Đồng chí Phó chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Nông; các đồng chí Lãnh đạo các phòng thuộc Chi cục, Lãnh đạo các Đội Thống kê cấp huyện và toàn bộ công chức ngành Thống kê tham dự hội nghị trực tiếp cũng như trực tuyến. Đại biểu khách mời có Khối phó khối thi đua khu vực Tây Nguyên, Đồng chí Nguyễn Quang Phước, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk và Đồng chí Huỳnh Văn Lợi, Trưởng phòng TCHC, Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk cùng tham dự Hội nghị.
TĂNG TRƯỞNG GRDP 8,11% NĂM 2025 CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
- 06/03/2025 14:59
Thứ nhất, cơ sở để Đắk Nông phấn đấu tăng trưởng GRDP 8,11% (1) Về cơ sở chính trị: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra 2 dấu mốc quan trọng: (i) Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; xét về thu nhập bình quân đầu người phải đạt từ 9.000 đến 13.000 USD/người/năm; (ii) Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người phải đạt trên 13.000 USD/người/năm; (iii) Tận dụng tốt nhất cơ hội thời kỳ dân số vàng để phát triển đất nước thoát bẫy thu nhập trung bình.(2) Về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: (i) Nghị quyết số 25/NQ-CP, ngày 05/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; (ii) Thông báo số 09/TB-HĐND ngày 03/3/2025 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc thông báo kết quả kỳ họp chuyên đề thứ 13, HĐND tỉnh Đắk Nông khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026; (iii) Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 06/01/2025 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2025.(3) Kịch bản phấn đấu tăng trưởng GRDP: Tổng sản phẩm GRDP tỉnh Đắk Nông theo giá so sánh đạt 26.678 tỷ đồng, tăng trưởng 8,11%, trong đó: (i) Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 10.329 tỷ đồng, tăng 6,74%, đóng góp 2,64 điểm %; (ii) Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 5.374 tỷ đồng, tăng 16,56%, đóng góp 3,09 điểm %; (iii) Khu vực dịch vụ đạt 10.047 tỷ đồng, tăng 5,6%, đóng góp 2,16 điểm %; (iv) Khu vực thuế sản phẩn trừ trợ cấp sản phẩm đạt 928 tỷ đồng, tăng 6,06%, đóng góp 0,22 điểm %.Thứ 2, đâu là thách thức của tỉnh Đắk Nông trong phấn đấu tăng trưởng GRDP 8,11%(1) Xét theo vùng kinh tế - xã hội, tỉnh Đắk Nông nằm trong vùng Tây Nguyên, đây là vùng kinh tế - xã hội được Trung ương đánh giá là vùng trũng; bất lợi của khu vực Tây Nguyên là nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển, nhất là chưa có đường cao tốc và đường sắt.(2) Xét về nội tỉnh: Trong 10 năm (2015 - 2024) tỉnh Đắk Nông tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ chỉ đạt 7,02%; trong đó, có 01 năm duy nhất (năm 2021) GDRP đạt 8,96% nguyên nhân là do (năm 2020) bị tác động ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid-19.(3) Xét về khu vực kinh tế: Tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 38,75%, trong khi khu vực này GRDP tăng bình quân thời kỳ 10 năm (2015 - 2024) là 5,9% thấp hơn tăng trưởng bình quân chung 1,12 điểm %. Chỉ khi nào khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng trên 10% và tỷ trọng của khu vực này chiếm trên 40%; đồng thời khu vực dịch vụ tăng trưởng trên 8% và tỷ trọng chiếm trên 30% thì khi đó tăng trưởng GRDP chung của tỉnh mới đạt như kỳ vọng.Thứ 3, đâu là cơ hội của tỉnh Đắk Nông trong phấn đấu tăng trưởng GRDP 8,11%(1) Cơ hội ở tầm vĩ mô: Tận dụng tối đa 3 đột phá chiến lược Đảng ta đã xác định (về thể chế, nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng); đồng thời tận dụng tốt đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.(2) Cơ hội trong tỉnh: Sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy; sự giám sát chặt chẽ và cùng đồng hành của HĐND tỉnh; sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh; sự quyết tâm của các Sở, ban, ngành, địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của người dân và doanh nghiệp.(3) Cơ hội để tháo gỡ những khó khăn và đề xuất mang tính chiến lược: (i) Đề nghị Trung ương tháo gỡ khó khăn điện năng lượng tái tạo; (ii) Đề xuất Trung ương đầu tư vào Trung tâm bô xít - luyện nhôm quốc gia tại Đắk Nông; (iii) Đề xuất Trung ương đầu tư tuyến cao tốc Gia nghĩa, Đắk Nông - Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở Đắk Nông
- 17/01/2025 10:27
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động,… (gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp được đo bằng tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất của các nhân tố tổng hợp và được tính theo công thức sau: GA = GY - bKGK - bLGL. Trong đó: (1) GA: tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; (2) GY: tốc độ tăng của GDP; (3) GK: tốc độ tăng trưởng của vốn; (4) GL: tốc độ tăng trưởng của lao động; (5) bK và bL: hệ số góc của vốn và lao động (bK + bL = 1). Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; theo đó, tại khoản I, mục II, mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2030 đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế ở mức 55%. Ngày 14/01/2025, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội thảo khoa học nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiên cứu nâng cao chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp gắn với phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tại hội thảo đã đánh giá, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, năng suất các nhân tố tổng hợp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, theo tính toán TFP giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 46,0%; giai đoạn 2021 - 2025 TFP ước đạt 52,4%; dự báo giai đoạn 2026 - 2030 TFP ước đạt 56,0%. Để đạt được mục tiêu 56,0% đến năm 2030, tỉnh cần phải đánh giá đúng thực trạng, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy TFP và tăng trưởng kinh tế ở Đắk Nông./.
TRƯỜNG PHÁI “NGOẠI GIAO CÂY TRE VIỆT NAM” CẢM NGHĨ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
- 09/01/2025 13:43
TRƯỜNG PHÁI “NGOẠI GIAO CÂY TRE VIỆT NAM” CẢM NGHĨ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM Thế giới đang đứng trước những diễn biến nhanh, khó lường. Hòa bình, hợp tác, liên kết phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, cục diện mới đa cực, đa trung tâm, chính trị cường quyền gia tăng, điểm nóng xung đột, an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng phức tạp. Trước yêu cầu đó, chúng ta phải có những ứng xử hết sức linh hoạt để đất nước ổn định, kinh tế, xã hội phát triển; trong đó, ngoại giao là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ấy. Ngày 14/12/2021, tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc diễn ra ở Hà Nội, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của Đảng đã có bài phát biểu “Ngoại giao cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”. Đường lối ngoại giao linh hoạt ấy không chỉ là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp, một nét đẹp riêng có mà còn chứa đựng một triết lý sâu sắc, một bản sắc của dân tộc Việt Nam. Cây tre Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với tinh thần, cốt cách của con người Việt Nam, gắn liền với miền quê, với đời sống xã hội và thấm đẫm trong thơ ca: “Thân gầy guộc, lá mong manh mà sao nên lũy nên thành tre ơi”. Cây tre Việt Nam về hình thái bao gồm ba bộ phận: Gốc, thân và cành; trong đó, gốc được liên kết với nhau bởi bộ rễ rất vững chắc, kết cấu với nhau để tạo nên thành lũy, điểm khác biệt giữa cây tre với các loại cây khác là luôn có sự kế thừa và chuyển giao “tre già, măng mọc”. Thân của cây tre thì vững trãi, chia theo đốt, thẳng tắp với sức sống mãnh liệt, trong đời sống, cây tre được nhân dân sử dụng làm nhà để ở và làm các vật dụng sinh hoạt; trong tự nhiên, cây tre luôn vững vàng trước phong ba, bão táp “không có cơn gió nào quật ngã được”. Cành của cây tre, mềm mại, uyển chuyển vươn lên đầy sức sống,…Với biểu tượng kiên cương, bất khuất nhưng lại mềm dẻo, linh hoạt, trường phái ngoại giao đã được cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết và để lại cho dân tộc ta một di sản quý giá, Ngoại giao cây tre Việt Nam “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”. Gốc vững nghĩa là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là hòa bình, đoàn kết, yêu nước, là lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, trước hết, lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng để tạo thế, lập thời. Thân chắc nghĩa là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sức mạnh đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại, dương cao ngọn cờ chính nghĩa, nhân văn, thủy chung, thượng tôn pháp luật, biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, tùy cơ ứng biến. Cành uyển chuyển nghĩa là dĩ bất biến, ứng vạn biến, mềm mại, linh hoạt, khôn khéo nhưng hết sức kiên cường, quyết liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác ngoại giao luôn giữ vai trò quan trọng không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ mà còn góp phần to lớn xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện phương trâm Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; theo đó, kết quả của công tác đối ngoại thể hiện rõ ở các mặt: Về chính trị, Việt Nam là quốc gia có sự ổn định hàng đầu thế giới, không có ở đất nước nào mà các Nguyên thủ quốc gia khi đến Việt Nam lại đặt niềm tin tuyệt đối vào sự ổn định và an toàn, như: Tổng thống Mỹ Barak Obama lại có thể đi ăn phở tại quán bình dân, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đi uống cà phê và đạp xe đạp bên Hồ Tây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà tại phố cổ Hà Nội,… Về kinh tế, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước, có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, tham gia hơn 500 Hiệp định đa phương và song phương,…làm cho thế và lực của đất nước có bước chuyển mình ngoạn mục, nếu năm 2020, GDP của Việt Năm là 343 tỷ USD đến năm 2023 là 430 tỷ USD, tăng 1,25 lần so với năm 2020, thuộc nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Về văn hóa - xã hội, trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam đã làm cho văn hóa ngày càng phát triển, giao thoa với văn minh thế giới nhưng vẫn giữ được nét văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; văn hóa vẫn mãi là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi. Bên cạnh đó, ngoại giao thúc đẩy xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, an sinh, xã hội được phủ khắc với phương trâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhất là trong đại dịch Covid-19 nhờ đường lối ngoại giao đúng đắn mà Việt Nam là quốc gia hàng đầu bao phủ Vacxin cho toàn dân góp phần quan trọng trong phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, là quốc gia được Liên Hợp quốc đánh giá là nước để nhiều quốc gia khác học tập. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam giúp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước; đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tin quốc tế như ngày nay”. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới, chấn hưng và phát triển đất nước. Với bài phát biểu của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về “Ngoại giao cây tre Việt Nam”, đã làm cho mỗi người dân đất Việt thấy được tương lai phía trước, cảm nhận được sự ấm áp, bao dung nhưng rất đỗi kiên cường và được tiếp thêm nguồn sức mạnh để nguyện mãi kiên định với đường lối ngoại giao mà Đảng và cố Tổng Bí thư đã lựa chọn, bởi “Ngoại giao cây tre Việt Nam” là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết tinh tư duy lý luận sắc bén và thực tiễn sinh động, đúc kết được một trường phái ngoại độc đáo mang tầm thời đại; nét đặc sắc của ngoại giao ấy là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, đường lối ngoại giao xuất sắc ấy đã góp phần quan trọng để đất nước ta được hòa bình, ổn định. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng Người đã đúc kết và để lại cho Dân tộc ta một di sản vô cùng quy giá, di sản “Ngoại giao cây tre Việt Nam”, một di sản sẽ mãi là kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại trong hiện tại và tương lai./. Tác giả Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh Tài liệu tham khảo:1. Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, số 980, tháng 12-2021.2. Nguyễn Phú Trọng: “Tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam””, Tạp chí Cộng sản, số 1028, tháng 12-2023.3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.4. Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc.5. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Ngoại giao Việt Nam.
ĐIỂM SÁNG TRONG BỨC TRANH KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2024
- 07/01/2025 14:05
Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế của tỉnh đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận; trong đó, điểm sáng trong bức tranh kinh tế là GRDP bình quân đầu người. Tại kỳ Họp báo, thông cáo báo chí số liệu kinh tế - xã hội năm 2024, Cục Thống kê công bố, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) cao nhất từ trước đến nay, theo đó GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 81,66 triệu đồng/người/năm, tăng 21,34%, tương ứng tăng 14,36 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. GRDP bình quân đầu người là điểm sáng nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2024 chỉ ước tăng 4,87% thấp hơn kế hoạch và thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ bằng khoảng 55% so với GRDP bình quân đầu người? Có lẽ đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, về nghiệp vụ thống kê chuyên sâu có thể hiểu như sau: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GRDP được tính theo giá so sánh (giá cố định tại một thời điểm) nghĩa là tốc độ tăng trưởng GRDP chỉ nghiên cứu về khối lượng hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ tăng lên (đã loại trừ ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả). Ngược lại, GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người được tính theo giá hiện hành; trong đó, GRDP bình quân đầu người nhằm đánh giá sự phát triển kinh tế, kết quả sản xuất kinh doanh; còn thu nhập bình quân đầu người phản ánh mức sống và thu nhập của cư dân. Thứ hai, GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là 02 chỉ tiêu khác nhau nên không thể so sánh: Về khái niệm: (i) GRDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm trên địa bàn trong một năm chia cho dân số trung bình cùng năm; (ii) thu nhập bình quân đầu người là thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng của hộ dân cư; (iii) Tổng sản phẩm trên địa bàn trong một năm (GRDP) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tạo ra trong một năm; (iv) Chỉ tiêu thu nhập của hộ dân cư là số tiền và giá trị hiện vật mà hộ dân cư và các thành viên của hộ nhận được sau khi trừ đi chi phí vật chất, dịch vụ và khấu hao tài sản cố định. Khác nhau về mục đích, ý nghĩa: (i) GRDP dùng để đánh giá, so sánh sự phát triển kinh tế theo thời gian; phản ánh kết quả sản xuất bình quân đầu người trong một năm và là cơ sở để hoạch định chính sách, hoạch định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Thu nhập phản ánh mức sống, thu nhập của các tầng lớp dân cư; đánh giá mức sống, sự phân hóa giàu nghèo, đo lường tỷ lệ hộ nghèo và làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nâng cao mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo. Khác nhau về yếu tố cấu thành: (i) GRDP bao gồm, thu nhập của người lao động từ sản xuất, thặng dư sản xuất, khấu hao tài sản cố định và thuế sản xuất; (ii) Thu nhập bao gồm, thu nhập của người lao động từ sản xuất, thu nhập sở hữu và chuyển nhượng hiện hành./.
Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
- 18/12/2024 08:41
Sáng ngày 18/12/2024, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chủ trì và chỉ đạo hội nghị đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh Đăk Nông, chủ trì và dự hội nghị đồng chí Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực giúp việc của tỉnh./.
Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên năm 2024
- 12/12/2024 17:30
Sáng ngày 12/12/2024, tại Cục Thống kê Đắk Nông đã diễn ra Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên năm 2024. Tham dự Hội nghị có toàn thể đảng viên trong Chi bộ. Đồng chí Hồ Ngọc Quang - Bí thư Chi bộ, chủ trì Hội nghị.Đồng chí Hồ Ngọc Quang - Bí thư chi bộ chủ trì Hội nghị Kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên là căn cứ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm để củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, chi bộ, tập thể lãnh đạo, quản lý của Cục Thống kê; đồng thời giúp mỗi đảng viên tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao./.